ads

Hình ảnh

Chia sẻ kinh nghiệm

Xuất khẩu lao động

Tin tức

Văn hóa Nhật Bản

Tuyển dụng xuất khẩu lao động nhật bản làm kỹ sư

Cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp chưa có được việc làm. Xuất khẩu lao động nhật bản làm kỹ sư sẽ là một cơ hội tốt dành cho tất cả các bạn bởi ngoài việc có được công việc tốt, kiếm được nhiều tiền mà bạn còn có cơ hội được học tập và làm việc trong một môi trường hàng đầu thế giới về mặt công nghệ. Dưới đây là thông tin đơn hàng:

Tuyển dụng kỹ sư làm việc tại nhật bản

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  • Tên công việc: Lắp ráp, chế tạo linh kiện nhựa
  • Số lượng tuyển: 18 kỹ sư (ưu tiên nữ)
  • Địa điểm làm việc: HIROSHIMA-YAMAGUCHI
  • Thời hạn hợp đồng: 03 năm

YÊU CẦU TUYỂN DỤNG

  • Lao động có độ tuổi từ 21 đến 28 tuổi, tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành cơ khí, cơ-điện
  • Ứng viên học bài 20 giáo trình 
  • Đã làm việc tại công ty Nhật cùng ngành là một lợi thế
  • Yêu cầu đặc biệt: Chưa từng xin visa đi nhật

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

  • Mức lương cơ bản: 200.000 yên/tháng
  • BHXH, BHTT, BHTN: được tham gia theo quy định
  • Được học tập và phát triển bản thân, nâng cao vốn tiếng nhật, cơ hội làm việc trong các công ty của Nhật sau khi về nước

QUY TRÌNH THAM GIA

  • Hình thức tuyển dụng: Phỏng vấn và thi tuyển trực tiếp
  • Ngày tuyển: Từ 18/06/2016
  • Ngày nhập cảnh dự kiến: T08-T10/2016

Mọi thắc mắc xin liên hệ với trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: Phòng tuyển dụng số 1, Tầng 5, Tòa nhà ABC, Số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0977 699 858 – 0912 972 666
Email: xuatkhaulaodongabc@gmail.com 
Website: www.xuatkhaulaodongabc.com.vn hoặc xuatkhaunhanluc.blogspot.com/

Tuyển dụng 01 nữ xuất khẩu lao động nhật bản ngành công nghiệp

Xuất khẩu lao động nhật bản ngành công nghiệp là một thế mạnh của lao động Việt Nam. Dưới đây là thông tin đơn hàng dành cho lao động nữ thực tập sinh nhật bản:

Xuất khẩu lao động nhật bản ngành công nghiệp

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  • Tên công việc: Đóng gói sản phẩm công nghiệp
  • Số lượng tuyển: 01 nữ
  • Số lượng tham gia thi tuyển: 03 nữ
  • Địa điểm làm việc: Tỉnh Nara
  • Ngành nghề xin visa: Đóng gói công nghiệp
  • Thời hạn hợp đồng: 03 năm

YÊU CẦU TUYỂN DỤNG

  • Nữ có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, tốt nghiệp cấp 3 trở lên
  • Có thị lực và thể lực tốt, không mù màu, nhanh nhẹn, cao từ 1m57 trở lên, cân nặng trên 43kg
  • Thông minh, học ngoại ngữ nhanh, có ý chí và mong muốn học hỏi để đi nhật.
  • Yêu cầu đặc biệt: Chưa từng xin visa đi nhật

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

  • Mức lương cơ bản khoảng 128 nghìn yên/tháng; mức lương thực lĩnh khoảng 90 nghìn yên/tháng.
  • BHXH, BHTT, BHTN: được tham gia theo quy định
  • Trợ cấp đào tạo tháng đầu: 60.000 yên, được công ty tìm cho nơi ở trong thời gian làm việc tại nhật bản
  • Được học tập và phát triển bản thân, nâng cao vốn tiếng nhật, cơ hội làm việc trong các công ty của Nhật sau khi về nước

QUY TRÌNH THAM GIA

  • Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển trực tiếp
  • Ngày tuyển: 18/06/2016
  • Ngày nhập cảnh dự kiến: T11/2016
Mọi thắc mắc xin liên hệ với trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: Phòng tuyển dụng số 1, Tầng 5, Tòa nhà ABC, Số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0977 699 858 – 0912 972 666
Email: xuatkhaulaodongabc@gmail.com 
Website: www.xuatkhaulaodongabc.com.vn hoặc xuatkhaunhanluc.blogspot.com

Lợi ích của việc xuất khẩu lao động

Trong hai năm 1996-1997, Việt Nam có khoảng trên 50 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước trên 350 triệu USD. Nếu tính tất cả số lao động của nước ta đi theo những hình thức khác nhau hiện đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao động vào khoảng 250 nghìn lao động, thu nhập hàng năm lên tới trên 1 tỷ USD - đây là con số mà ít ngành sản xuất đạt được. Doanh thu đến từ XKLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong số tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực XKLĐ. 
Lợi ích của xuất khẩu lao động nhật bản
Theo báo cáo của một vài doanh nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân trên phần doanh thu từ hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15 – 20%. Đối với Nhà nước, mức chi phí đầu tư quản lý nhà nước bình quân dành cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 36,7 USD - đây là một khoản lợi nhuận lớn mà chưa có suất đầu tư nào có được. Tính chung những người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập hàng tháng bằng 10 – 15 lần so với thu nhập của những lao động trong nước. Do vậy, XKLĐ không chỉ làm tăng thu nhập quốc dân mà còn là cơ hội tốt để người lao động tích lũy được vốn, cải thiện đời sống của họ và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ, xã hội.
Như vậy, hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa.


Cả nhà đi xuất khẩu lao động

“Trong 5 năm trước đây, gia đình tôi còn sống trong ngôi nhà có diện tích khoảng 30m2, nền là nền đất, vách bao bởi lá, mái tôn còn ngổn ngang, nay thay vào đó là căn nhà rộng rãi được xây dựng với giá trị lên tới 1 tỷ đồng, cùng với những đồ dùng hiện đại. Có được sự thay đổi này đều do những người con của tôi đi XKLĐ mà có được” - bà Phan Ngọc Trầm sống ở ấp Phú Khương chia sẻ.

>>>Bài viết liên quan:

Vợ chồng bà Trầm có 4 người con (2 gái và 2 trai) nhưng có đến 3 người con đi tham gia XKLĐ Nhật Bản; 2 người con rể cũng tham gia XKLĐ nhật bản, người con trai út hiện nay đang học lớp 12. Cầm lại những bức ảnh chụp căn nhà ngày xưa cùng với căn nhà hiện tại trên tay, bà Trầm cảm thấy ấm lòng.

Xuất khẩu lao động

Chia sẻ về cuộc sống lúc trước, bà Trầm kể lại rằng, để có tiền lo cho con cái học hành, vợ chồng bà đã phải làm lụng rất vất vả, có những lúc phải gửi con nhờ bà ngoại chăm giúp để tập trung làm ăn ở TP. Hồ Chí Minh. Nghe được những thông tin về XKLĐ, sau khi tìm hiểu về quy trình và thủ tục, vợ chồng bà quyết định động viên con gái đi XKLĐ. Lúc đó, XKLĐ còn mới mẻ, khá ít người đi và phải tốn tương đối nhiều tiền nên bà đã rất lo lắng. Nhưng theo bà nghĩ theo con đường này sẽ giúp có cuộc sống khấm khá hơn và con bà có cả một số vốn lớn để làm ăn sau này. Cuối cùng, người con gái lớn của bà đã tham gia và hơn sau đó một năm, người con gái thứ hai cũng theo chân chị và người con trai thứ ba tham gia xuất khẩu lao động Nhật làm việc. 


Có thể nói, XKLĐ đã giúp người lao động có được mức thu nhập ổn định, tiếp cận được những công nghệ tiên tiến và hiểu thêm về các nét đẹp văn hóa ở những quốc gia khác nhau. Ngoài giúp được gia đình và bản thân mà các lao động này còn giúp địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm. 

Con người nhật bản

Du học nhật, ngoài việc có cơ hội được học tập, việc làm còn giúp chúng ta khám phá những vẻ đẹp trong con người Nhật Bản, điều mà đã làm cả thế giới phải cảm phục.

Bài viết liên quan:

Văn hóa xếp hàng

Chắc hẳn sẽ không có ai chưa biết đến văn hóa xếp hàng của người Nhật. Với người Nhật, họ luôn luôn tin tưởng và biết chắc chuyến tàu tiếp theo sẽ đến và họ sẽ được lên tàu. Do đó họ luôn luôn tin tưởng vào việc xếp hàng.

Văn hóa xếp hàng ở nhật


Nghi thức chào hỏi – Nét đẹp trong con người Nhật Bản

Người Nhật Bản rất quan trọng đến việc chào hỏi. Dù ở bất cứ đâu hoặc gặp bất kỳ ai, họ đều mỉm cười, vừa tỏ thái độ tôn trọng, vừa cúi nghiêng người để chào một cách kính cẩn. Hình ảnh nghiêng người cúi chào như vậy đã thể hiện một cách súc tích và thú vị về cốt lõi văn hoá của người Nhật Bản: Cúi đầu nhưng không có nghĩa là hạ mình; khiêm nhu nhưng không hèn yếu. Một thái độ văn hoá tôn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự nể trọng nơi người đối diện.

Tôn trọng sự trung thực.

Với một du học sinh, chắc hẳn sẽ rất dễ dàng gặp những “mini shop không người bán”. Nhiều vùng ở Nhật có trồng trọt và bán sản phẩm nhưng không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở làm việc và trồng trọt chỉ là việc làm thêm. Khi thu hoạch, họ đóng gói các sản phẩm và dán giá bán và để thùng tiền bên cạnh. Người mua sẽ nhìn theo giá niêm yết rồi tự động trả tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé vào những mini shop của họ và mang thùng tiền về nhà.

Tại các con đường mua sắm hay các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn sẽ phải lo gửi giỏ hay túi xách. Quầy thanh toán cũng không cần đặt ngay cổng ra vào. Họ tự giác trả tiền mặt vào thùng hoặc gửi ngân phiếu vào máy thu tiền. Ăn cắp vặt hầu như đã biến mất, không tồn tại và là nét đẹp trong con người Nhật Bản.

Những điều cần biết khi đi du lịch nhật bản

1. Ngồi bắt chéo chân

Ở những nước trên thế giới, kể cả ở Việt Nam thì vắt chéo chân khi ngồi được coi là bình thường, đôi khi nó còn thể hiện sự tế nhị, lịch sự và phong cách. Nhưng nếu muốn theo phong cách đúng chuẩn của người Nhật thì bạn nên ngồi theo kiểu seiza (ngồi quỳ trên đầu gối), đây là một cách ngồi truyền thống của người Nhật để có tư thế ngay ngắn.

Ngồi vắt chéo chân bị coi là thiếu tôn trọng ở nhật bản


 2. Đi giày dép trong nhà của người nhật

Bình thường nếu như ở Việt Nam, nhà nào mà chưa kịp lau dọn gì chúng ta sẽ coi việc khác đến chơi và đi dép sạch vào nhà là chuyện có thể tạm chấp nhận được. Nhưng ở Nhật Bản khi bạn đến chơi một nhà nào đó bao giờ bạn cũng sẽ thấy một giá để giầy dép ở cửa ra vào. Như vậy bạn nên để giày hoặc dép của mình vào giá để giầy. Một số người Nhật Bản chỉ mang dép của mình trong trường hợp để đi ở trong nhà vệ sinh, do đó bạn nên nhớ không được đi giày, dép vào trong một ngôi nhà Nhật Bản.

3. Chỉ ngón tay vào mặt người khác


Chỉ tay vào mặt người khác ở bất cứ nơi đâu cũng đều cho là một hành động bất lịch sự trong mắt đối phương. Nhất là đối với những người lớn tuổi, thì họ coi đây là một hành động bất lịch sự thiếu văn hóa, không biết kính trên nhường dưới. Và ở Nhật cũng thế nếu bạn chỉ ngón tay vào người khác sẽ bị coi là thô lỗ, ngay cả dùng đũa hay chân chỉ cũng vậy.



Bí quyết để thành công trong công việc

Bài viết liên quan:

1. Kính trên nhường dưới

Trong quá trình phát triển sự nghiệp, có nhiều khả năng bạn sẽ là cấp quản lý của những người lớn tuổi hơn bạn. Nếu bạn quản lý họ bằng sự kính trọng và khiêm nhường, bạn sẽ không bao giờ gặp vấn đề gì. Và ngược lại, nếu bạn tỏ ra là người lãnh đạo cao ngạo và xem mình như là duy nhất, cho dù bạn không biết được điều đó, sẽ không ai còn tôn trọng bạn và cũng sẽ chẳng có ai ủng hộ cho bạn. Và rồi bạn sẽ thất bại sớm.

2. Không quan ngại khó khăn

Rõ ràng khi là một người mới, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn từ công việc, từ việc gia tiếp với những đồng nghiệp, giao tiếp với cấp trên, chịu áp lực từ cấp trên,....Tuy nhiên bạn không được phép dừng lại, hãy cố gắng vượt qua rồi thành công sẽ đến với bạn.

Làm việc không ngại khó khăn


3. Biết những điểm yếu và ưu tiên của bản thân

Việc biết được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn nhận ra được vị trí của mình ở đâu trong công việc, phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân, đáp ứng nhu cầu của công việc.

4. Không bao giờ đưa ra quyết định một cách đơn lẻ

Khi bạn phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn nào đó, không nên tự mình đơn độc đưa ra quyết định, vì bạn có thể sẽ phải hối hận. Hãy bàn bạc cùng với những người mà bạn tin tưởng, có thể là bạn bè, gia đình, hoặc chồng/vợ. Họ chính là những người hiểu rõ bạn hơn bất kỳ ai. “Chồng tôi không chỉ là tình yêu của đời tôi, mà còn là người hỗ trợ tôi vững chắc nhất”, bà Gorman Round cho biết. “Đừng ràng buộc mình với một ai đó mà bạn không tin tưởng”.

Thói quen ăn uống của người nhật

Khi bắt đầu một bữa ăn, nhằm cảm ơn tới những đầu bếp đã cất công chuẩn bị một bữa ăn cho mình, người Nhật thường nói câu "itadakimasu" có nghĩa là "xin mời". Và sau khi ăn cơm xong, họ lại nói cảm ơn một lần nữa câu "gochiso sama deshita" nghĩa là "cảm ơn vì bữa ăn ngon".


Ngày nay, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu đã thay đổi. Tiêu biểu nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn.  Trước đây, nhân viên công sở thường xuyên mang theo cơm hộp để ăn trưa tại nơi làm việc nhưng hiện nay có nhiều quán ăn gần công sở rất nhiều và có rất nhiều khẩu vị từ phương Tây cho đến hương vị truyền thống đáp ứng nhu cầu ăn uống ngày càng đa dạng hơn của người Nhật.

Thói quen ăn uống của người nhật


Tại hầu hết các trường tiểu học và trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần với đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn truyền thống của Nhật. Các bữa tối của người Nhật cũng thường thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn truyền thống của Nhật, các món ăn Trung Quốc và cả những món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây hơn như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối ở nhà thường có xu hướng thay đổi để phù hợp với khẩu vị của chúng.

Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này có nghĩa theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực rất quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng chung cho tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật luôn gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá và một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso) và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.

Văn hóa trà đạo

Trà đạo không chỉ đơn thuần là quy tắc uống trà, mà hơn cả là một phương tiện hữu ích nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt cảnh giới giác ngộ. Với công dụng giúp tỉnh táo và sự hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút khá nhiều người Nhật đến với thú uống trà này.

Bài viết liên quan:


Hòa – Kính – Tịch -Thanh, đây là những nguyên tắc cơ bản của trà đạo. Phật giáo thường hay dùng thuật ngữ ” ngón tay chỉ mặt trăng”. Tù đó, trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”.

Trong cách thức uống trà đạo Nhật Bản, nước pha trà sẽ không được dùng nước đang sôi để pha trà và nó được đựng trong một bình thủy tinh hay được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoảng từ 80-90oC.

Phong cách uống trà đạo


Khi pha trà đạo, người ta thường pha ba lần và có sự khác nhau và phải người pha trà quen thuộc, khéo tay mới có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật từ từ, để cao vòi nước trên bình pha trà…

Trong trà đạo, thì nghệ thuật rót trà cực kỳ quan trọng, sẽ không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi mới rót tiếp cho người khách kế tiếp. Làm như vậy sẽ tạo sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như sẽ không đều về lượng trong mỗi tách.

Khi uống trà xanh Nhật Bản thì người Nhật thường ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà, cách này sẽ làm gia tăng hương vi của trà xanh lên rất nhiều.


Tình trạng thất nghiệp hậu xuất khẩu lao động

Có khá nhiều lao động Việt Nam từng đi xuất khẩu lao động, được học tập, rèn luyện nhiều kỹ năng, nhưng khi trở về nước thì không thể tìm được việc làm. Thực trạng này đang tạo ra một sự lãng phí lớn về nguồn lực chất lượng cao.

Về nước thất nghiệp


Anh Nguyễn Hiếu Đông (quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh) về nước từ năm 2015 sau một thời gian đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Tại đây, anh từng làm thợ hàn tàu thủy, một lĩnh vực đòi hỏi trình độ tay nghề và công nghệ khá cao. “Khi về nước tôi cũng đã xin làm việc tại một số doanh nghiệp của Việt Nam về hàn, nhưng mức lương thấp, công nghệ không cao nên không thể áp dụng được những kỹ năng tôi đã học”, anh Đông chia sẻ.

Thực trạng thất nghiệp của người lao động sau khi về nước


Những người bạn của anh Đông có nhiều người từng làm việc tại Hàn Quốc trở về nước, đa số không được làm ngành nghề họ đã được làm việc, học tập ở nước ngoài. Nhiều người vì không tìm được việc làm như mong muốn lại tiếp tục đi xuất khẩu lao động.


Trên đây cũng là thực trạng chung của những lao động xuất khẩu trở về nước sau khi hết thời hạn hợp đồng. Theo như khảo sát của Viện khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTBXH), các tỉnh thành đều chưa nắm được số liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước; không có sự tư vấn, hỗ trợ việc làm để họ có thể tìm được việc làm ổn định. Những người lao động này đều phải tự tìm kiếm cơ hội, tự tìm việc làm hoặc tự kinh doanh hoặc là thất nghiệp. Hầu hết họ không phát huy được kỹ năng nghề và trình độ ngoại ngữ tích lũy được sau thời gian làm việc ở nước ngoài.

>>>Bài viết liên quan:

Top

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ABC

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ABC

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ THEO ĐỊA CHỈ

CÔNG TY PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Trụ sở: Tầng 5, Số 79 Thiên Hiền - Mỹ Đình 1 - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại: 0977 699 858 - 0912 972 666
Website: xuatkhaulaodongabc.com.vn